Thứ Sáu, tháng 1 22, 2010

Nỗi niềm văn chương!

Có những khi sự thật khiến ta choáng váng vì không ngờ lại xảy ra ở chỗ ta ít ngờ nhất!
Tôi đã gặp phải trường hợp như vậy sau khỏang thời gian hơn 15 năm đi dạy. Lần đầu tiên.
Biết rằng học trò nhỏ dại, nhưng cảm thấy những lời học trò dành cho mình vẫn tạo nên một tổn thương tinh thần ghê gớm. Dù chuyện chẳng đáng gì, nhưng cho thấy có những học sinh tôn cái tôi của mình lên quá cao để phá vỡ những nguyên tắc thiêng liêng, những mối quan hệ chuẩn mực xã hội lâu nay...
Hay có một chuẩn mực mới cho phép học trò coi thầy cô bằng vai phải lứa để nói lên những lời thiếu suy nghĩ. Không biết rồi một lúc nào, khi lớn lên thì trò có dịp nào nhớ lại những lời đã viết cho thầy hay không! Trò rất thông minh, biết dùng THƯ NẶC DANH, để giấu mặt. Nhưng dùng trí thông minh để cho phép làm tổn thương thầy thì quả thật trò đã làm thầy tổn thương thật sự rồi đó!
Dẫu sao, cũng phải nhủ lòng: CẦN BIẾT THA THỨ!
Dường như trò quên mất thầy là người DẠY VĂN, còn trò đang HỌC VĂN.
Nhớ, không phải dạy và học MÔN VĂN mà VĂN phải thể hiện trong cuộc sống, trong giao tiếp ứng xử, trong suy nghĩ và hành động.
Mong một ngày trò hiểu rõ chữ VĂN!

1 nhận xét:

  1. Hix. Hình như bây giờ xã hội tôn người học trò lên làm "Thượng đế", coi Giáo dục là một sản phẩm trao đổi, mua bán sòng phẳng rồi Thầy ơi! Buồn làm sao hễ Thầy phạt học sinh, dù chỉ như cha mẹ răn con mình, mà học sinh một kiện Thầy, hai tố cáo Thầy! Hỡi ôi, nền Giáo dục Việt Nam sẽ đi về đâu? Cần lắm những hình phạt nho nhỏ để mai sau trò thấm thía một điều: Đôi khi một cái quất roi cũng khiến người ta nên Người!
    Chắc chắn người học trò viết lá thư nặc danh kia một ngày nọ sẽ nhận ra tình thầy trò thiêng liêng đến mức nào, như người xưa thường nói: "Một chữ cũng là Thầy, nửa chữ cũng là Thầy", Thầy ơi!

    Trả lờiXóa