Bây giờ, mỗi khi đọc thơ Hàn Mặc Tử, bài " Ở đây thôn Vỹ Dạ" (mà sách giáo khoa lấy theo tên gọi quen thuộc hơn với mọi người là "Đây thôn Vỹ Dạ"), tôi lại nhớ câu thơ của thi sĩ Hoàng Nhuận Cầm trước tiên: "Thôn Vỹ bây giờ thành phường Vỹ..." mà tôi đã đọc được trên báo Văn nghệ những năm 90, nhiều nhà thơ từng xôn xao tiếc nuối cho sự kiện này! Đằng sau câu thơ của Hoàng Nhuận Cầm, tôi nhận ra một nỗi đau thấm thía!
May thay, khi còn là sinh viên, trước khi thôn Vỹ hoàn tất quá trình đô thị hoá với hàng loạt khách sạn, tôi đã được tắm đẫm trong không gian của một đêm trăng thôn Vỹ, đêm trăng đậm chất Hàn Mặc Tử. Xin được cảm ơn đêm cổ-tích ấy đã bắt đầu cho những rung động mới mẻ của hồn tôi, khi cảm nhận về Em, Người-Thơ của tôi. Thôn Vỹ ghi dấu cho một mối tình đâm hoa kết trái trong lòng tôi, để tôi biết có em trong đời:
Lòng cứ vọng một đêm trăng xứ Huế
Vỹ Dạ thôn, em bước nhẹ như sương...
(Thơ cũ)
Bởi tôi đã nhận thấy hồn thôn Vỹ trong đêm trăng huyền diệu ấy! Sau một cơn mưa, ánh trăng loang loáng mặt nứơc Hương Giang, loang loáng trên những tàu dừa, để tôi phát hiện ra ánh trăng-xanh đẹp đến nao lòng! Thôn Vỹ đi vào mối tình thơ của tôi, để sau này mỗi lần giảng bài cho học sinh là lại một lần được xúc động:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đuờng mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đâu bến sông Trăng đó
Có chở Trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
HÀN MẶC TỬ
Có lẽ từ trăng thôn Vỹ, trăng trong thơ Hàn mà tôi cứ ương bướng không chịu thừa nhận sửa lại cách gọi nhà thơ là Hàn Mạc Tử (chàng rèm lạnh) như các công trình nghiên cứu đề nghị(chẳng hạn Phạm Xuân Tuyển trong "Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử") mà cứ khư khư giữ lại vầng trăng khuyết để làm nên tên gọi Hàn Mặc Tử (chàng bút mực). Vì tôi nghĩ, thơ Hàn mà thiếu vầng trăng thì dường như mất mát đi cái thi vị nhiều lắm! Thôn Vỹ trong lòng tôi là thôn Trăng, sông Hương trong lòng tôi phải là sông Trăng! Và người thôn Vỹ trong thơ Hàn phải là người Trăng - "Người Trăng ăn vận toàn Trăng cả - Gò má riêng thôi lại đỏ hườm".
Ánh trăng trong bài thơ thôn Vỹ của Hàn làm cho toát lên sức sống diệu kỳ của đất cố đô, dù cho bạn thân của ông là Bích Khê cũng có câu thơ về thôn Vỹ thật hay (nhưng cũng thật buồn và thiêu thiếu một cái gì đó thật mơ hồ không cắt nghĩa được - trăng chăng?):
Vỹ Dạ thôn! Vỹ Dạ thôn!
Biếc che cần trúc không buồn mà say
(Vỹ Dạ thôn)
Cũng đâu phải ngẫu nhiên, khi tuyển chọn những bài thơ về Đất Thần Kinh, các nhà soạn sách đã đặt tên là Bài thơ thôn Vỹ - thôn Vỹ của Hàn Mặc Tử đã đi vào cõi bất tử!
Trong một ngày sương mù Hà Nội, bỗng nhiên nhớ về thôn Vỹ, nhớ ra lâu lắm rồi tôi chưa ghé lại! Mà hỡi ôi, "thôn Vỹ bây giờ thành phường Vỹ" - liệu tôi có còn tìm lại được chút gì thôn Vỹ của lòng tôi? Nhưng tôi sẽ còn mãi thôn Vỹ của thơ Hàn nói hộ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Hà Nội, 31 tháng Giêng năm 2007
Lãng tử Trần Nam
May thay, khi còn là sinh viên, trước khi thôn Vỹ hoàn tất quá trình đô thị hoá với hàng loạt khách sạn, tôi đã được tắm đẫm trong không gian của một đêm trăng thôn Vỹ, đêm trăng đậm chất Hàn Mặc Tử. Xin được cảm ơn đêm cổ-tích ấy đã bắt đầu cho những rung động mới mẻ của hồn tôi, khi cảm nhận về Em, Người-Thơ của tôi. Thôn Vỹ ghi dấu cho một mối tình đâm hoa kết trái trong lòng tôi, để tôi biết có em trong đời:
Lòng cứ vọng một đêm trăng xứ Huế
Vỹ Dạ thôn, em bước nhẹ như sương...
(Thơ cũ)
Bởi tôi đã nhận thấy hồn thôn Vỹ trong đêm trăng huyền diệu ấy! Sau một cơn mưa, ánh trăng loang loáng mặt nứơc Hương Giang, loang loáng trên những tàu dừa, để tôi phát hiện ra ánh trăng-xanh đẹp đến nao lòng! Thôn Vỹ đi vào mối tình thơ của tôi, để sau này mỗi lần giảng bài cho học sinh là lại một lần được xúc động:
Sao anh không về chơi thôn Vỹ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Gió theo lối gió, mây đuờng mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đâu bến sông Trăng đó
Có chở Trăng về kịp tối nay?
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
HÀN MẶC TỬ
Có lẽ từ trăng thôn Vỹ, trăng trong thơ Hàn mà tôi cứ ương bướng không chịu thừa nhận sửa lại cách gọi nhà thơ là Hàn Mạc Tử (chàng rèm lạnh) như các công trình nghiên cứu đề nghị(chẳng hạn Phạm Xuân Tuyển trong "Đi tìm chân dung Hàn Mạc Tử") mà cứ khư khư giữ lại vầng trăng khuyết để làm nên tên gọi Hàn Mặc Tử (chàng bút mực). Vì tôi nghĩ, thơ Hàn mà thiếu vầng trăng thì dường như mất mát đi cái thi vị nhiều lắm! Thôn Vỹ trong lòng tôi là thôn Trăng, sông Hương trong lòng tôi phải là sông Trăng! Và người thôn Vỹ trong thơ Hàn phải là người Trăng - "Người Trăng ăn vận toàn Trăng cả - Gò má riêng thôi lại đỏ hườm".
Ánh trăng trong bài thơ thôn Vỹ của Hàn làm cho toát lên sức sống diệu kỳ của đất cố đô, dù cho bạn thân của ông là Bích Khê cũng có câu thơ về thôn Vỹ thật hay (nhưng cũng thật buồn và thiêu thiếu một cái gì đó thật mơ hồ không cắt nghĩa được - trăng chăng?):
Vỹ Dạ thôn! Vỹ Dạ thôn!
Biếc che cần trúc không buồn mà say
(Vỹ Dạ thôn)
Cũng đâu phải ngẫu nhiên, khi tuyển chọn những bài thơ về Đất Thần Kinh, các nhà soạn sách đã đặt tên là Bài thơ thôn Vỹ - thôn Vỹ của Hàn Mặc Tử đã đi vào cõi bất tử!
Trong một ngày sương mù Hà Nội, bỗng nhiên nhớ về thôn Vỹ, nhớ ra lâu lắm rồi tôi chưa ghé lại! Mà hỡi ôi, "thôn Vỹ bây giờ thành phường Vỹ" - liệu tôi có còn tìm lại được chút gì thôn Vỹ của lòng tôi? Nhưng tôi sẽ còn mãi thôn Vỹ của thơ Hàn nói hộ:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
Hà Nội, 31 tháng Giêng năm 2007
Lãng tử Trần Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét