Còn đâu tráng lệ những thời xanh
Mùi vị thơm tho một ái tình
Đố kiếm cho ra trong lớp bụi
Ít nhiều hơi hám của kiên trinh
Đừng tưởng ngàn xưa còn phảng phất
Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm
Hồn xưa tự ấy không về nữa
Ở cõi hư vô dấu đã chìm
Chỉ có trăng sao là bất diệt
Cái gì khác nữa thảy đi qua
Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi
Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà?
Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để thời gian
Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu
Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân.
H.M.T
(Đau thương - phần Hương thơm)
Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những hiện tượng đặc sắc của phong trào Thơ Mới Việt Nam (1932 – 1945), đặc biệt ở tập thơ Đau thương (tức Thơ Điên) đã có một sự kết hợp độc đáo của một tâm hồn thống khổ vì bệnh tật, tình duyên, bị tách biệt khỏi cuộc đời với một khả năng trác tuyệt của một cây bút sáng tạo cách tân để tạo thành những bài thơ cho đến nay vẫn chưa thể giải mã được cặn kẽ. Đứng từ góc độ thi pháp học, người viết xin nêu một vài suy nghĩ nhỏ về thời gian nghệ thuật trong một tác phẩm cụ thể: bài thơ Thời gian , nằm trong phần Hương thơm của tập thơ Đau thương.
Trước khi sáng tác thơ mới, Hàn Mặc Tử đã nổi tiếng là một người làm thơ Đường luật điêu luyện. Bởi thế, chắc chắn nhà thơ không hề xa lạ với những quan niệm thời gian đã thành khuôn mẫu, chuẩn mực truyền thống của luật thơ có ảnh hưởng đến cả hàng nghìn năm văn học phương Đông này. Thời gian trong thơ Đường với những đặc trưng: thời gian bất biến gắn với không gian vũ trụ, những biểu tượng thời gian mang ý nghĩa ước lệ tượng trưng. Bởi thế, muốn thấy rõ dấu ấn thay đổi quan niệm nghệ thuật từ thơ cũ sang thơ mới, không thể không phân tích sự thay đổi quan niệm về thời gian trong thơ của Hàn Mặc Tử, ý thức thời gian gắn liền với cảm quan thẩm mỹ của thơ mới, với cái tôi cá nhân cá thể ý thức được sự hiện hữu cũng như muốn bày tỏ khát vọng chiếm lĩnh vẻ đẹp, bộc lộ chính mình. Lấy nhan đề bài thơ là Thời gian , phải chăng nhà thơ muốn phát biểu trực tiếp quan niệm của chủ thể trữ tình, quan niệm của chủ nghĩa lãng mạn muốn phá bỏ những thành trì của thơ cổ điển?
Trước hết có thể nhận ra nhà thơ muốn hợp nhất thời gian với tình yêu và tuổi trẻ, trong sự đối lập với thời gian đã qua với thời gian hiện tại. Đó không phải là thời gian vô hình mà là thời gian đã được vật chất hoá, có thể nhận biết qua các dấu hiệu ngôn ngữ biểu trưng và sự kết hợp ngôn từ độc đáo: thời xanh, mùi vị thơm tho, ái tình. Thời gian ấy không phải của kiếp người, đời người gắn với cảm nhận nhân thế, thời thế mà cụ thể hoá trong thời gian cá thể: một ái tình! Xuất hiện ngay từ khổ thơ đầu của bài thơ là một cảm thức tiếc nuối thời gian một đi không trở lại trong cấu trúc câu hỏi “còn đâu…?” tạo nên cảm giác hụut hẫng, mất mát, không giống với sự trôi chảy thông thường mà đồng nghĩa với mất mát tuổi trẻ và tình yêu. Thực ra cảm thức về sự mất mát này từng được nhắc đến trong thơ cổ điển với tần số không ít, cả thơ Trung Hoa lẫn Việt Nam nhưng các nhà thơ xưa thường cảm nhận sự bất biến của thời gian trong quan niệm thời gian tuần hoàn của vũ trụ đối lập với thời gian đời người mất đi vĩnh viễn. Hàn Mặc Tử đã tuyên chiến với quan niệm ấy bằng thái độ dứt khoát, thách đố với những chữ đố, đừng tưởng hướng vào những người ôm ảo tưởng về thời gian vũ trụ tuần hoàn.
Bằng thái độ phủ nhận, nhà thơ đã phát biểu rõ quan niệm của mình trong khổ thơ thứ hai:
Đừng tưởng ngàn xưa còn phảng phất
Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm
Hồn xưa tự ấy không về nữa
Ở cõi hư vô dấu đã chìm
Theo cách nói này, cũng có nghĩa là không có “ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” (dịch thơ Thôi Hiệu đời Đường), biểu trưng của thời gian vũ trụ bất biến, tuần hoàn. Điều đó cũng có nghĩa là không có sự hiện hữu của quá khứ trong thời gian thực tại, trong vẻ đẹp hiện thực. Tác giả định danh và liên tưởng các giá trị thời gian bằng chuỗi từ ngàn xưa - hồn xưa – cõi hư vô, nhằm khẳng định một giá trị âm. Những cái “xưa” ấy chỉ là “hư vô”, tập hợp rỗng. Cùng với hồn xưa không về nữa từ ngàn xưa - thời điểm được xác định là tự ấy đồng thời làm hiện lên một không gian trống vắng, hoang lạnh, điêu tàn, càng làm tăng ấn tượng đau thương. Vậy thì hương thơm có tồn tại trong thời gian này hay không? Cái gì còn lại khi ngàn xưa, hồn xưa đã biệt mù tăm tích?
Chỉ có trăng sao là bất diệt
Cái gì khác nữa thảy đi qua
Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi
Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà?
Nếu như ở hai khổ đầu là cảm nhận về thời gian thực thì đến khổ thứ ba này Hàn Mặc Tử đã “ảo hoá” thời gian. Có một sự kết hợp rất độc đáo quan niệm của thơ lãng mạn, thơ tượng trưng với các biểu tượng của thơ ca cổ điển Trung Hoa. Nếu lớp bụi, thời gian quá khứ đánh dấu sự tan rữa của giá trị vĩnh hằng – kiên trinh như nhà thơ đã tuyên bố thì phải chăng ở khổ này ông tự mâu thuẫn với chính mình. Khác với các nhà thơ cổ điển nhận ra ở trăng sao sự đồng nhất hay tuần hoàn của thời gian vũ trụ thì Hàn Mặc Tử chỉ thừa nhận ý nghĩa biểu tượng ánh sáng – cái đẹp tồn tại vĩnh hằng mà thôi. Ánh sáng bất diệt ấy vượt qua quy luật của thời gian, thể hiện khát khao hướng về cái đẹp tuyệt đối của thi sĩ lãng mạn Hàn Mặc Tử. Ở ý thơ này, Hàn Mặc Tử cũng đối lập với một nhà thơ mới khác là Xuân Diệu (Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn - Giục giã). Hàn Mặc Tử hướng về Cái Đẹp tuyệt đối, tạo ra một địa chỉ lưu giữ vĩnh viễn vẻ đẹp thời gian trong con người hiện tại. Ngôn ngữ đối thoại như người đồng thời với Tây Thi - người đẹp thời Chiến quốc đã xác lập mối quan hệ thời gian xưa – nay một cách độc đáo, tạo thành dòng thời gian tâm tưởng, thời gian khát vọng vượt qua hư vô một cách mãnh liệt. Qua đó, nhà thơ bộc lộ cảm giác mê đắm ngất say trước vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà.
Khát vọng hướng về cái đẹp đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái hoang mang, khẩn cầu trước quy luật của tạo hoá. Đó cũng là mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Dù cách diễn đạt khác nhau nhưng thường trực ý thức về thời gian gắn với cái đẹp khiến các nhà thơ mới gặp nhau trong quan niệm. Cũng giống như Xuân Diệu muốn “tắt nắng”, “buộc gió” cho “màu đừng nhạt mất ”, “hương đừng bay đi” thì Hàn Mặc Tử đã khấn nguyện da diết:
Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để thời gian
Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu
Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân
Rõ ràng một mặt nhà thơ nắm rõ quy luật vận động của thời gian, mặt khác nhà thơ lại muốn cưỡng quy luật biến đổi ấy. Đó là mâu thuẫn bên trong của tâm hồn yêu cái đẹp, xung đột giữa hiện thực và khát vọng không thể hoá giải. Nhưng đó cũng là cách nhà thơ khẳng định lòng mình, trân trọng nâng niu những khoảnh khắc thời gian hằng sống, bộc lộ cái tôi cá nhân mãnh liệt nhất. Trái tim vẫn giữ màu tươi của tình yêu, của cái đẹp đến muôn đời. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về quan niệm thời gian, quan niệm sống của Hàn Mặc Tử, đồng thời hiểu thêm giá trị của Cái Đẹp, của Tình Yêu qua những vần thơ chan chứa tình yêu sự sống và con người của nhà thơ.
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2007Mùi vị thơm tho một ái tình
Đố kiếm cho ra trong lớp bụi
Ít nhiều hơi hám của kiên trinh
Đừng tưởng ngàn xưa còn phảng phất
Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm
Hồn xưa tự ấy không về nữa
Ở cõi hư vô dấu đã chìm
Chỉ có trăng sao là bất diệt
Cái gì khác nữa thảy đi qua
Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi
Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà?
Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để thời gian
Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu
Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân.
H.M.T
(Đau thương - phần Hương thơm)
Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một trong những hiện tượng đặc sắc của phong trào Thơ Mới Việt Nam (1932 – 1945), đặc biệt ở tập thơ Đau thương (tức Thơ Điên) đã có một sự kết hợp độc đáo của một tâm hồn thống khổ vì bệnh tật, tình duyên, bị tách biệt khỏi cuộc đời với một khả năng trác tuyệt của một cây bút sáng tạo cách tân để tạo thành những bài thơ cho đến nay vẫn chưa thể giải mã được cặn kẽ. Đứng từ góc độ thi pháp học, người viết xin nêu một vài suy nghĩ nhỏ về thời gian nghệ thuật trong một tác phẩm cụ thể: bài thơ Thời gian , nằm trong phần Hương thơm của tập thơ Đau thương.
Trước khi sáng tác thơ mới, Hàn Mặc Tử đã nổi tiếng là một người làm thơ Đường luật điêu luyện. Bởi thế, chắc chắn nhà thơ không hề xa lạ với những quan niệm thời gian đã thành khuôn mẫu, chuẩn mực truyền thống của luật thơ có ảnh hưởng đến cả hàng nghìn năm văn học phương Đông này. Thời gian trong thơ Đường với những đặc trưng: thời gian bất biến gắn với không gian vũ trụ, những biểu tượng thời gian mang ý nghĩa ước lệ tượng trưng. Bởi thế, muốn thấy rõ dấu ấn thay đổi quan niệm nghệ thuật từ thơ cũ sang thơ mới, không thể không phân tích sự thay đổi quan niệm về thời gian trong thơ của Hàn Mặc Tử, ý thức thời gian gắn liền với cảm quan thẩm mỹ của thơ mới, với cái tôi cá nhân cá thể ý thức được sự hiện hữu cũng như muốn bày tỏ khát vọng chiếm lĩnh vẻ đẹp, bộc lộ chính mình. Lấy nhan đề bài thơ là Thời gian , phải chăng nhà thơ muốn phát biểu trực tiếp quan niệm của chủ thể trữ tình, quan niệm của chủ nghĩa lãng mạn muốn phá bỏ những thành trì của thơ cổ điển?
Trước hết có thể nhận ra nhà thơ muốn hợp nhất thời gian với tình yêu và tuổi trẻ, trong sự đối lập với thời gian đã qua với thời gian hiện tại. Đó không phải là thời gian vô hình mà là thời gian đã được vật chất hoá, có thể nhận biết qua các dấu hiệu ngôn ngữ biểu trưng và sự kết hợp ngôn từ độc đáo: thời xanh, mùi vị thơm tho, ái tình. Thời gian ấy không phải của kiếp người, đời người gắn với cảm nhận nhân thế, thời thế mà cụ thể hoá trong thời gian cá thể: một ái tình! Xuất hiện ngay từ khổ thơ đầu của bài thơ là một cảm thức tiếc nuối thời gian một đi không trở lại trong cấu trúc câu hỏi “còn đâu…?” tạo nên cảm giác hụut hẫng, mất mát, không giống với sự trôi chảy thông thường mà đồng nghĩa với mất mát tuổi trẻ và tình yêu. Thực ra cảm thức về sự mất mát này từng được nhắc đến trong thơ cổ điển với tần số không ít, cả thơ Trung Hoa lẫn Việt Nam nhưng các nhà thơ xưa thường cảm nhận sự bất biến của thời gian trong quan niệm thời gian tuần hoàn của vũ trụ đối lập với thời gian đời người mất đi vĩnh viễn. Hàn Mặc Tử đã tuyên chiến với quan niệm ấy bằng thái độ dứt khoát, thách đố với những chữ đố, đừng tưởng hướng vào những người ôm ảo tưởng về thời gian vũ trụ tuần hoàn.
Bằng thái độ phủ nhận, nhà thơ đã phát biểu rõ quan niệm của mình trong khổ thơ thứ hai:
Đừng tưởng ngàn xưa còn phảng phất
Nơi làn gió nhẹ lúc ban đêm
Hồn xưa tự ấy không về nữa
Ở cõi hư vô dấu đã chìm
Theo cách nói này, cũng có nghĩa là không có “ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay” (dịch thơ Thôi Hiệu đời Đường), biểu trưng của thời gian vũ trụ bất biến, tuần hoàn. Điều đó cũng có nghĩa là không có sự hiện hữu của quá khứ trong thời gian thực tại, trong vẻ đẹp hiện thực. Tác giả định danh và liên tưởng các giá trị thời gian bằng chuỗi từ ngàn xưa - hồn xưa – cõi hư vô, nhằm khẳng định một giá trị âm. Những cái “xưa” ấy chỉ là “hư vô”, tập hợp rỗng. Cùng với hồn xưa không về nữa từ ngàn xưa - thời điểm được xác định là tự ấy đồng thời làm hiện lên một không gian trống vắng, hoang lạnh, điêu tàn, càng làm tăng ấn tượng đau thương. Vậy thì hương thơm có tồn tại trong thời gian này hay không? Cái gì còn lại khi ngàn xưa, hồn xưa đã biệt mù tăm tích?
Chỉ có trăng sao là bất diệt
Cái gì khác nữa thảy đi qua
Tây Thi nàng hỡi bao nhiêu tuổi
Vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà?
Nếu như ở hai khổ đầu là cảm nhận về thời gian thực thì đến khổ thứ ba này Hàn Mặc Tử đã “ảo hoá” thời gian. Có một sự kết hợp rất độc đáo quan niệm của thơ lãng mạn, thơ tượng trưng với các biểu tượng của thơ ca cổ điển Trung Hoa. Nếu lớp bụi, thời gian quá khứ đánh dấu sự tan rữa của giá trị vĩnh hằng – kiên trinh như nhà thơ đã tuyên bố thì phải chăng ở khổ này ông tự mâu thuẫn với chính mình. Khác với các nhà thơ cổ điển nhận ra ở trăng sao sự đồng nhất hay tuần hoàn của thời gian vũ trụ thì Hàn Mặc Tử chỉ thừa nhận ý nghĩa biểu tượng ánh sáng – cái đẹp tồn tại vĩnh hằng mà thôi. Ánh sáng bất diệt ấy vượt qua quy luật của thời gian, thể hiện khát khao hướng về cái đẹp tuyệt đối của thi sĩ lãng mạn Hàn Mặc Tử. Ở ý thơ này, Hàn Mặc Tử cũng đối lập với một nhà thơ mới khác là Xuân Diệu (Đời trôi chảy lòng ta không vĩnh viễn - Giục giã). Hàn Mặc Tử hướng về Cái Đẹp tuyệt đối, tạo ra một địa chỉ lưu giữ vĩnh viễn vẻ đẹp thời gian trong con người hiện tại. Ngôn ngữ đối thoại như người đồng thời với Tây Thi - người đẹp thời Chiến quốc đã xác lập mối quan hệ thời gian xưa – nay một cách độc đáo, tạo thành dòng thời gian tâm tưởng, thời gian khát vọng vượt qua hư vô một cách mãnh liệt. Qua đó, nhà thơ bộc lộ cảm giác mê đắm ngất say trước vẻ đẹp mê tơi vẫn nõn nà.
Khát vọng hướng về cái đẹp đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái hoang mang, khẩn cầu trước quy luật của tạo hoá. Đó cũng là mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực của các nhà thơ trong phong trào Thơ Mới. Dù cách diễn đạt khác nhau nhưng thường trực ý thức về thời gian gắn với cái đẹp khiến các nhà thơ mới gặp nhau trong quan niệm. Cũng giống như Xuân Diệu muốn “tắt nắng”, “buộc gió” cho “màu đừng nhạt mất ”, “hương đừng bay đi” thì Hàn Mặc Tử đã khấn nguyện da diết:
Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để thời gian
Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu
Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân
Rõ ràng một mặt nhà thơ nắm rõ quy luật vận động của thời gian, mặt khác nhà thơ lại muốn cưỡng quy luật biến đổi ấy. Đó là mâu thuẫn bên trong của tâm hồn yêu cái đẹp, xung đột giữa hiện thực và khát vọng không thể hoá giải. Nhưng đó cũng là cách nhà thơ khẳng định lòng mình, trân trọng nâng niu những khoảnh khắc thời gian hằng sống, bộc lộ cái tôi cá nhân mãnh liệt nhất. Trái tim vẫn giữ màu tươi của tình yêu, của cái đẹp đến muôn đời. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về quan niệm thời gian, quan niệm sống của Hàn Mặc Tử, đồng thời hiểu thêm giá trị của Cái Đẹp, của Tình Yêu qua những vần thơ chan chứa tình yêu sự sống và con người của nhà thơ.
TRẦN HÀ NAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét